Nhảy đến nội dung
x
Seminar khoa học về “Lý thuyết độ dốc biến dạng cho phân tích kết cấu vi mô” TDTU

Seminar khoa học về “Lý thuyết độ dốc biến dạng cho phân tích kết cấu vi mô” TDTU

Chiều ngày 14/05/2019, Trường đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã tổ chức seminar khoa học về “Lý thuyết độ dốc biến dạng cho phân tích kết cấu vi mô” do các thành viên nhóm Nghiên cứu Cơ học Tính toán (DCM); Phòng thí nghiệm Vật lý sinh học Lý thuyết và Tính toán (Lab TCB) và Nhóm Hóa học Tính toán (COMCHEM) thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) lần lượt trình bày các báo cáo.

TS. Thái Hoàng Chiến, thành viên DCM, trình bày về lý thuyết độ dốc biến dạng cho phân tích kết cấu vi mô

Trong bài báo cáo này, TS. Thái Hoàng Chiến tập trung giới thiệu lý thuyết độ dốc biến dạng cho phân tích kết vi mô. Hệ phương trình chủ đạo được xây dựng từ nguyên lý công ảo. Bên cạnh đó, hai phương pháp số gồm: phương pháp đẳng hình học và phương pháp không lưới được sử dụng để giải hệ phương trình trên. Kết quả số đạt được từ phương pháp hiện tại được so sánh với các kết quả từ thực nghiệm, giải tích và phương pháp số khác.

TS. Ngô Sơn Tùng, Trưởng Lab TCB, trình bày về phương pháp thiết kế thuốc sử dụng máy tính

Hiện nay, thiết kế thuốc sử dụng máy tính trở thành một trong những phương pháp mạnh mẽ nhất sàng lọc các ứng cử viên thuốc tiềm năng cho các bệnh khác nhau. Nó liên quan đến đặc tính hóa và xác định sự khác biệt năng lượng tự do Gibbs, cái mà liên quan đến một số lượng lớn các quá trình sinh học bao gồm cả sự liên kết của hai hoặc nhiều phân tử sinh học. Việc xác định chính xác hoặc xếp hạng ái lực liên kết là điều kiện tiên quyết để tổng hợp các chất ức chế tiềm năng. Nhờ đó chi phí thiết kế thuốc và sự phát triển trị liệu được giảm đáng kể.

TS. Nguyễn Minh Tâm, thành viên nhóm COMCHEM, giới thiệu về hàm electron định xứ.

Một trong những mô hình quan trọng nhất của hóa học là cặp electron của Lewis: “trong một nguyên tử hoặc phân tử, mỗi cặp electron có xu hướng được kéo lại với nhau”. Mô hình quan trọng này là khởi đầu của bất kỳ sách giáo khoa Hóa học đại cương nào. Trong hóa học lượng tử, cùng với sự phát triển của các tính toán dựa trên hàm mật độ, hàm electron định xứ (ELF) đã nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để hiểu theo cách định tính về hành vi của các electron trong hệ thống hạt nhân và cung cấp cái nhìn sâu sắc về khái niệm electron định xứ, đặc biệt là định xứ hóa cặp electron theo cấu trúc Lewis. Hàm ELF có thể được áp dụng để giải thích rất nhiều trường hợp liên kết khác nhau, từ liên kết cộng hóa trị tiêu chuẩn nhất đến liên kết kim loại. Các yếu tố chính liên quan đến ELF và mối quan hệ của chúng với các khái niệm hóa học cũng được thảo luận trong seminar này.

Buổi seminar đã kết thúc tốt đẹp. Seminar khoa học là hoạt đông khoa học thường xuyên tại Trường đại học Tôn Đức Thăng nhằm giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường.

Hình ảnh của buổi seminar:

TS. Ngô Sơn Tùng, Trưởng Lab TCB đang trình bày tại semainar